QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ HỌC TỐT
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM
Điều 1: Câu lạc bộ học tốt là các tổ chức quần chúng Thanh niên, sinh viên được Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự giác tham gia sinh hoạt của các thành viên có cùng năng khiếu, sở thích, mục đích và ý tưởng dưới sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BGH nhà trường, BCH Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên
CHƯƠNG II: NGUYÊN TẮC VÀ HOẠT ĐỘNG CLB HỌC TỐT
Điều 2: CLB học tốt hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản dưới sự quản lý trực tiếp, toàn diện của BCH Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên.
Điều 3: Hoạt động của CLB
Hoạt động của CLB nhằm mục đích xây dựng và phát huy tinh thần học tập, rèn luyện kĩ năng mềm cùng khả năng tổ chức chương trình sự kiện. Đặc biệt quan trọng , câu lạc bộ trú trọng đẩy mạnh phong trào học tập của sinh viên toàn trường từ khối bác sỹ đa khoa, răng hàm mặt, y học dự phòng, điều dưỡng…trao đổi chia sẻ kinh nghiệm học tập cần thiết từ sinh viên khóa trước cho sinh viên khóa sau. Hơn thế nữa, việc tổ chức các chương trình học thuật đối với các khối trong trường. Hoạt động CLB xây dựng lối sống đẹp, sống có ích cho gia đình và xã hội; đáp ứng được nhu cầu chính đáng của hội viên, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, sự phát triển của Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên.
Hoạt động CLB học tốt tổ chức chủ yếu trên các mặt hoạt động sau:
3.1. Nâng cao kiến thức cho hội viên với nhiều loại hình như: tổ chức quản lí; báo cáo chuyên đề, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm học tập.
3.2. Phát huy tính sáng tạo, năng khiếu, sở trường của hội viên: tổ chức các hội thi, sân chơi,… cho hội viên; tham gia các cuộc hội thi, liên hoan, hội thao cấp cơ sở.
3.3. CLB học tốt xây dựng chương trình theo đặc thù riêng (có thể theo mỗi khoa, mỗi chuyên ngành học khác nhau) để tham gia các hoạt động chung theo kế hoạch của Hội sinh viên trường Đại Học Y- Dược Thái Nguyên.
3.4. Tổ chức chương trình cuộc thi học thuật, tuyên truyền cho rộng rãi sinh viên tham dự tại trường Đại học Y- Dược và tại các đơn vị bạn trong và ngoài Đại học Thái Nguyên.
3.5. Tạo điều kiện cho hội viên giải trí lành mạnh thông qua các chương trình sinh nhật thành viên; sinh nhật CLB học tốt – DH Y- Dược Thái Nguyên.
Điều 4:
Các chương trình hoạt động của CLB phải được đa số hội viên chấp thuận, được sự đồng ý của BGH nhà trường, BCH Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên phê duyệt.
CHƯƠNG III: HỘI VIÊN
Điều 5: Hội viên là những Đoàn viên – Sinh viên, là Thanh niên không phân biệt nam nữ, giới tính, tôn giáo, địa bàn cư trú, có năng khiếu, sở thích và tự nguyện đăng ký gia nhập CLB.
Điều 6: CLB có các hội viên như sau:
6.1. Hội viên là cộng tác viên: gồm những sinh viên mới tham gia CLB và được theo dõi hoạt động trong thời gian ít nhất 3 tháng…. Sau đó đánh giá quá trình hoạt động trong CLB.
6.2. Hội viên chính thức: là những thành viên sinh hoạt thường xuyên từ 3 tháng trở lên, tự nguyện làm đơn gia nhập và được Ban chủ nhiệm chấp thuận.
Điều 7 : Trách nhiệm và quyền lợi của hội viên:
7.1. Đối với hội viên là cộng tác viên:
- Đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho sự phát triển của CLB.
- Tham gia các hoạt động của CLB do Ban chủ nhiệm, BCH Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên đề xuất và được BGH Nhà trường đồng ý..
7.2. Đối với hội viên chính thức và nòng cốt:
a. Trách nhiệm:
- Chấp hành qui chế CLB thuộc HSV trường Đại học Y- Dược; qui định của phòng CTCT-HSSV và của Nhà trường.
- Sinh hoạt thường xuyên, vắng phải có lý do.
- Đóng hội phí theo qui định của CLB (nếu có).
- Tham dự các chương trình, hoạt động của CLB và của HSV trường Đại học Y- Dược.
- Đóng góp ý kiến xây dựng CLB, Hội sinh viên, Nhà trường đề ra.
b. Quyền lợi:
- Được cấp thẻ hội viên.
- Được quyền để cử, bầu cử và ứng cử vào Ban chủ nhiệm CLB của mình.
Điều 8: Bãi miễn tư cách hội viên:
Việc bãi miễn tư cách hội viên do Ban chủ nhiệm quyết định, căn cứ vào:
- Vi phạm qui chế CLB và các qui định của CLB gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của CLB và HSV trường Đại học Y- Dược.
- Không sinh hoạt liên tục trong 3 tháng mà không có lý do.
- Gây mất đoàn kết nội bộ.
- Theo nguyện vọng cá nhân, không sinh hoạt nữa.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch HSV có thể quyết định bãi miễn tư cách hội viên.
CHƯƠNG IV: BAN CHỦ NHIỆM
Điều 9:
Ban chủ nhiệm là những hội viên chính thức, hội viên nòng cốt do hội viên của CLB đề xuất hoặc do Đại hội mở rộng bầu ra và để trực tiếp điều hành, quản lý, tổ chức hoạt động của CLB/Đ/N.
Điều 10:
- Ban chủ nhiệm làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, tập thể phân công cá nhân chịu trách nhiệm.
- Nhiệm kỳ của Ban chủ nhiệm là 1 năm. Trong trường hợp cần thiết, sẽ gia hạn thêm 3 tháng.
- Ban chủ nhiệm chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược.
Điều 11: Tiêu chuẩn của Ban chủ nhiệm:
- Là hội viên chính thức, hội viên nòng cốt, có thời gian sinh hoạt thường xuyên ít nhất 6 tháng.
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt; có năng lực điều hành và nhiệt tình trong công việc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của CLB.
- Được đa số (quá bán) hội viên bỏ phiếu tín nhiệm trong đại hội, có lý lịch rõ ràng và được sự nhất trí thông qua của HSV trường Đại học Y- Dược.
Điều 12: Chức danh và số lượng thành viên của Ban chủ nhiệm:
Qui định chung:
12.1. Đối với CLB có số Hội viên nhiều hơn 50 người: Ban chủ nhiệm gồm có 7 người, với các chức danh Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và các Ủy viên.
12.2. Số lượng thành viên Ban chủ nhiệm được Hội sinh viên quyết định theo tình hình thực tế hoạt động của CLB.
Điều 13: Trách nhiệm và quyền lợi của Ban chủ nhiệm:
13.1. Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm toàn diện về hội viên, hoạt động của CLB trước Hội sinh viên và Nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho CLB
- Báo cáo hoạt động theo tháng (1 tháng báo cáo 1 lần) và hàng năm theo quy định.
- Đại diện CLB trong công tác đối ngoại và trong việc đề xuất ý kiến, nguyện vọng của hội viên.
- Tổ chức đại hội, hiệp thương đúng thời hạn.
- Thực hiện nghiêm túc quy chế CLB theo quy định của Hội sinh viên.
13.2. Quyền lợi:
- Được cấp thẻ Ban chủ nhiệm và hưởng các quyền lợi của cộng tác viên theo qui định chung của Hội sinh viên Đại học Y- Dược.
- Những quyền lợi khác do BCH Hội sinh viên quyết định tùy theo tình hình thực tế của Hội hàng năm.
Điều 14: Bãi miễn tư cách thành viên Ban chủ nhiệm:
14.1. Việc bãi miễn thành viên trong Ban chủ nhiệm trong các trường hợp sau:
+ Lợi dụng danh nghĩa CLB hay của Hội sinh viên làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của CLB và của Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược.
+ Vi phạm pháp luật; vi phạm qui chế CLB của Hội Siinh Viên.
+ Gây mất đoàn kết nội bộ trong Ban chủ nhiệm hay trong CLB.
+ Không sinh hoạt liên tục 3 tháng mà không có lý do chính đáng.
+ Đa số hội viên không còn tín nhiệm.
+ Vi phạm tài chính CLB.
+ Theo nguyện vọng cá nhân, không tham gia sinh hoạt.
14.2. Trên cơ sở đề xuất của Ban chủ nhiệm, BCH Hội sinh viên đề nghị bãi miễn và đề xuất bổ sung hội viên khác vào Ban chủ nhiệm. Hội viên được bổ sung phải đạt tiêu chuẩn, được Ban chủ nhiệm CLB và BCH Hội sinh viên đồng ý.
14.3. Trong trường hợp quan trọng, BCH Hội sinh viên sẽ triệu tập các cá nhân có liên quan để có quyết định cụ thể.
Điều 15: Bãi miễn Ban chủ nhiệm :
15.1. Việc bãi miễn Ban chủ nhiệm được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Có những hành động làm ảnh hưởng không tốt đến CLB hay của Hội sinh viên trường Đại học Y- Dược.
+ Không đề ra được phương hướng hoạt động, không tổ chức hoạt động cho CLB, không duy trì được sinh hoạt thường xuyên.
+ Ban chủ nhiệm mất đoàn kết, nội bộ lủng củng.
+ Vi phạm qui chế CLB của Hội sinh viên.
+ Vi phạm về tài chính CLB.
15.2. Chủ tịch Hội sinh viên đề nghị bãi miễn Ban chủ nhiệm và đề xuất các hội viên khác vào Ban chủ nhiệm lâm thời. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch hội sinh viên tổ chức cho Hội viên bỏ phiếu tín nhiệm Ban chủ nhiệm mới.
Điều 16: Qui định về Ban chủ nhiệm lâm thời
+ Ban chủ nhiệm lâm thời được BCH Hội sinh viên đề xuất trong những trường hợp: khi CLB mới được thành lập hoặc Ban chủ nhiệm đương nhiệm gặp khó khăn về nhân sự hoặc Ban chủ nhiệm đương nhiệm bị bãi miễn.
+ Ban chủ nhiệm lâm thời phải có đủ tiêu chuẩn và có trách nhiệm và quyền lợi như Ban chủ nhiệm chính thức.
+ Ban chủ nhiệm lâm thời có quyền hạn trong 6 tháng. Trong vòng 3 tháng, Ban chủ nhiệm lâm thời có trách nhiệm tổ chức Đại hội, hiệp thương để bầu Ban chủ nhiệm chính thức.
CHƯƠNG V: KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Điều 18: Khen thưởng
Việc khen thưởng được qui định như sau:
a. Đối với cá nhân:
- Đóng góp tích cực trong hoạt động của CLB và có thành tích học tập tốt trong năm được quản lí khối xác nhận gửi lên BCN CLB.
b. Đối với tập thể:
- Tham gia đẩy đủ, tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động do CLB tổ chức.
- Duy trì hoạt động thường xuyên, nội bộ đoàn kết tốt.
- Có nhiều chương trình hay, hấp dẫn, thu hút đông đảo hội viên và quần chúng tham gia.
Điều 19: Kỷ luật
- Tùy theo mức độ vi phạm của các nhân và tập thể, Hội sinh viên đưa ra hình thức kỷ luật. Hình thức kỷ luật gồm có: khiển trách, cảnh cáo và khai trừ
CHƯƠNG VII: QUỸ CÂU LẠC BỘ
Điều 21:
- CLB được thành lập quỹ bằng các nguồn thu từ hội phí và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Việc chi quỹ CLB do Ban chủ nhiệm quyết định nhưng phải theo nguyên tắc chi cho các vấn đề liên quan đến cá nhân tập thể của CLB.
- Đối với CLB, Ban chủ nhiệm có quyền giữ quỹ nhưng phải công khai tài chính trong các buổi họp và đại hội, hiệp thương của CLB.