Kỹ năng viết Tin tức trên báo in, trang tin điện tử, bản tin

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin tức có vị trí rất quan trọng. Hàng ngày, cầm trên tay một tờ báo, rất nhiều người có thói quen xem những tin tức nóng hổi vừa được đăng tải. Người ta quan tâm trước tin trong nước và thế giới.

1.    Tin tức:

Cho đến nay, trên thế giới người ta đã đưa ra rất nhiều cách định nghĩa thế nào là tin tức. Tuy nhiên có thể định nghĩa tin tức như sau:

- Tin tức là một thể tài báo chí, phản ánh nhanh chóng những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm.

Tin tức phản ánh sự kiện thời sự bằng ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu. Tin tức chỉ có thể trở thành tin tức báo chí khi nó đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo người xem, người nghe. Tin tức báo chí phải đáp ứng được, thoả mãn nhu cầu của người xem, người nghe khi nó trả lời đầy đủ các câu hỏi sau đây:

Việc gì xảy ra? Xảy ra khi nào? Xảy ra ở đâu? Ai làm việc đó? Việc xảy ra như thế nào? Tại sao lại xảy ra việc đó? Phản ứng của những người ngoài cuộc như thế nào? Người ta giải quyết việc đó như thế nào?

Với một bản tin phải ít nhất thoả mãn được 5 yêu cầu thông tin: Việc gì xảy ra? Xảy ra khi nào? Xảy ra ở đâu? Ai làm việc đó? Vì sao xảy ra việc đó?

2.    Các dạng tin:

3.    Tin vắn - là dạng tin rất ngắn, thường chỉ có một, hai câu, không rút tít (15-20 từ). Tin vắn để dùng thông báo nhanh, chuyển tải những thông điệp cô đọng nhất về một sự kiện nào đó. Các báo đều có sử dụng loại tín này, bao gồm cả tin trong nước và tin quốc tế.

4.    Tin ngắn - có thành phần kết cấu tương đối đầy đủ, có rút tít (30-40 từ). Nó dùng để phản ánh những thông điệp đặc trưng về nội dung, hình thức của bản thân sự kiện.

5.    Tin sâu (tin có chiều sâu) - mang dung lượng thông tin lớn hơn so với tin vắn và tin ngắn (100-300 từ), không chỉ phản ánh diện mạo của sự kiện mà còn khám phá các bình diện khác nhau, phản ánh đánh giá tính chất, đặc điểm, nhận định về xu thế vận động, ý nghĩa và hậu quả của sự kiện đối với xã hội.

6.    Tin tường thuật - loại tin sụ kiện theo quá trình diễn biến của sự kiện.

7.    Tin công báo - là thể tin thông báo chính thức về hoạt dộng của các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan Nhà nước, Quóc hôi, Chính phủ, Toà án...

8.    Tin tổng hợp - có hai dạng:

- Tổng hợp về một loại sự kiện xảy ra ở nhiều địa điểm khác nhau. (Ví dụ: tin tổng hợp về tiến độ bầu cử các tỉnh, thành phố trong cả nước…)

- Tổng hợp về nhiều sự kiện xảy ra tại một địa điểm, khu vực. (Ví dụ: Tin tổng hợp về tình hình bão số 7 ở các tỉnh và lũ quét ở Yên Bái, Phú Thọ; hoặc tin tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội của cả nước tính đến thời điểm nào đó.)

1.    Tin bình (tin có lời bình) - người viết không chỉ đưa thông tin về sự kiện một cách khách quan mà còn kết hợp với yếu tố bình luận, nhằm làm nổi bật sự kiện, hướng dẫn dư luận qua sự kiện được thông tin. (Ví dụ: Đưa tin về tai nạn giao thông, sau đó bình về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và biện pháp phòng ngừa).

2.    Cấu trúc tin:

Nghiên cứu về tin, người ta nhận thấy tin tức được thể hiện rất đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn nội dung. Tuy nhiên, xem xét về cấu trúc tin tức, có thể sắp xếp chúng thành ba dạng chủ yếu là: Cấu trúc hình tháp, cấu trúc hình chữ nhật và cấu trúc hình tháp lộn ngược.

1.    Cấu trúc hình tháp: là cấu trúc đơn giản, thông thường nhất của tin. Loại cấu trúc này dẫn dắt người nghe qua từng chi tiết, từ chi tiết mở đầu gợi ra sự tò mò, cuốn hút người nghe, rồi phát triển dần, mỗi chi tiết sau đó càng quan trọng hơn cho tới lúc cao trào và kết luận.

2.    Cấu trúc hình chữ nhật: là cấu mà các chi tiết của tin được xếp ngang bằng nhau. Mỗi chi tiết của tin đều mang lượng thông tin mới. Không có chi tiết nào nổi trội.

3.    Cấu trúc hình tháp lộn ngược: là cấu trúc theo từng đoạn hay từng lớp mà trong đó mỗi đoạn hay lớp tiếp sau chứa đựng một lượng thông tin ít hơn so với mỗi đoạn hay lớp trước. Loại cấu trúc này đựơc xếp như sau: Các yếu tố quan trọng, có ý nghĩa được xếp lên đầu, tiếp đó, tin được chi tiết hoá bằng những chi tiết ít quan trọng hơn.

Cấu trúc hình tháp lộn ngược là dạng cấu trúc hiện đại, thường được các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay sử dụng. Bởi lẽ:

- Trong thời đại bùng nổ thông tin và trong thời đại công nghiệp, người đọc, nghe (xem) không có nhiều thời gian, trong khi họ lại cần biết  nhiều thông tin . Vì thế, chỉ cần đọc, nghe (xem) phần quan trọng nhất của tin đã có thể thoả mãn nhu cầu.

- Đối với các phương tiện thông tin đại chúng: Với loại cấu trúc này sẽ rất thuận lợi trong việc cắt ngắn tin (do thiếu thời gian hay thiếu trang) mà vẫn bảo đảm lượng thông tin cần đưa.

4.    Nguồn tin:

Các phương tiện thông tin đại chúng khai thác tin tức hàng ngày như thế nào để đăng tải, đó là điều rất đáng quan tâm. Bởi lẽ, nếu không sẽ không có tin tức mà đăng tải, chứ chưa nói tới thực hiện đựoc yêu cầu rất quan trọng của thông tin là phải nhanh nhạy. Trong thực tế, việc khai thác các nguồn tin tức được dựa vào các nguồn chính sau đây:

Từ sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan.
Từ sự theo dõi, nắm bắt thông tin hàng ngày của mỗi người.
Từ nguồn thông tin của bạn bè, đồng nghiệp.
Từ thông tin được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.
Từ sự thông cáo báo chí, thông báo, chỉ dẫn… của các cơ quan Đảng, Chính quyền, các đoàn thể và tổ chức xã hội...