Khi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở độ tuổi 40, thì chúng tôi vào độ đôi mươi. Và đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc. giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước.
Đoàn trường ĐHY Thái Nguyên sống trong khí thế sục sôi cánh mạng, có những dấu ấn không phai mờ! Tôi xin được điểm lại vài sự kiện.
*Mùa thu 1972, đoàn viên khóa IV tham gia xây dựng đường quốc lộ I B (đoạn Bắc Sơn- Đình Cả- La Hiên), những đoàn viên ngày ấy sau này có nhiều người trưởng thành như Quách Đình Thông (nhiều năm làm Giám Đốc sở y tế tỉnh Hòa Bình hay Lý Ngọc Kính (Vụ trưởng vụ điều trị BYT),Trần Quý Cường, Nguyễn Minh Phú… là những cán bộ đoàn viên có đóng góp cho nhà trường họ từng là Bộ đội Cụ Hồ; Phong trào bác sỹ về với bản làng, tham gia xây dựng kênh mương Hồ Núi Cốc; Phục vụ chiến đấu Tháng Hai 1979 …Các phong trào văn hóa thể thao học tập, nghiên cứu khoa học; Lập thân lập nghiệp… càng có nhiều điểm sáng: Thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Hiếu sáng tác bài “Hành khúc sinh viên trường Y” trong những cảm hứng về hành trình đỏ, trở thành bài truyền thống của trường. *Tham dự hội nghị khoa học tuổi trẻ Y _Dược toàn quốc 1984 ở thành phố mang tên Bác như một “cú hích” khuyến khích tuổi trẻ đi vào đền đài của khoa học.
Đoàn gồm có: PGS, TS Lê Ngọc Trọng trưởng đoàn và 9 thành viên hầu hết là giảng viên trẻ của các bộ môn. Công tác chuẩn bị thật chu đáo, nhà trường và các báo cao viên được tập duyệt rất kỹ. Lãnh đạo tỉnh Đoàn Thái Nguyên trực tiếp gặp mặt, động viên từng người trước khi lên đường. Đúng là một kỷ niệm không quên đối với tuổi trẻ nhà trường. Cuộc hành trình trên 2.000 km bằng ô tô và tầu hỏa hồi đó vào thành phố Hồ chí Minh quả không dễ dàng nhưng ai nấy rất quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hội nghị báo cáo khoa học tổ chức tại Đại học Y-Dược TP HCM. Các tiểu ban được bố trí trong các giảng đường hiện đại (cơ sở vật chất ĐHY Thái Nguyên hồi ấy còn rất khiêm tốn). Kết quả hội nghị đã phản ánh đoàn báo cáo viên ĐH Y Thái Nguyên, đạt vượt chỉ tiêu đề ra, ngang tầm các trường lớn. Các báo cáo khoa học mang rõ sắc thái riêng phục vụ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc Miền Núi phía Bắc và đạt trình độ khoa học cấp quốc gia. Nhiều đề tài sau đó được tiếp tục phát triển, hoàn thiện, áp dụng vào giảng dạy và điều trị.
*Sau hơn 10 năm xây dựng (từ 1968-1980) phải trải qua nhiều lần sơ tán ở nhiều địa điểm: Tân Chi, La Hiên, Phú Lương, Phổ Yên, Đại Từ, Thịnh Đán…Bước vào thập kỷ 80 các khối cơ bản tập trung về thành phố, nhà trường được ổn định. Cho thấy cùng với nhà trường, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh đã đóng góp tích cực vào các lĩnh vực đào tạo chuyên môn, xây dựng trường, phục vụ sản xuất chiến đấu, không ngừng nâng cao vị thế của Đại học Y –Dược Thái Nguyên ở mọi lĩnh vực. Nhà trường trải qua gần nửa thế kỷ, công tác đoàn ngày càng đặt ra nhiều mục tiêu mới phù hợp xu thế hội nhập và phát triển, phấn đấu xứng đáng với vai trò tuổi trẻ ĐH Y Dược TN. Điều cốt yếu công tác đoàn hiện nay phải chăng là: Khơi dậy mọi tiềm năng trong đoàn viên, sinh viên cống hiến cho quê hương, đất nước giàu đẹp…
Tháng 4/2016, cựu Bí thư Đoàn trường, T Đ D
MIỀN ĐẤT MẾN THƯƠNG*
Thái Nguyên ơi, có nhớ chăng
Tháng năm, trường những băn khoăn với người!
Bốn nhăm năm ấy, phần đời
Vui buồn gắn kết đất trời Thái Nguyên
Làm nghề giáo dạy đàn em
Cảnh nghèo chân thật thường quen núi rừng
Chiến tranh sơ tán nhiều vùng
Càng xa phố xá càng chung nỗi niềm
Nhớ nhà, nhớ bản triền miên
Buồn nhiều thấm lệ những đêm lạnh lùng
Đất Thái Nguyên, đất anh hùng
Ông cha đổ máu thấm từng bước đi
Dạy cho em biết nghĩ suy
Nước nhà phát triển ngành y càng cần
Cho vùng núi có người dân
Mắc nhiều chứng bệnh, tử thần! Xót xa
Thầy mo, thầy cúng trừ tà…
Làm sao gỡ giúp cho bà con đây?
Vậy nên phải có cô, thầy
Giảng cho em học, cầm tay thực hành
Sinh viên hiểu rõ, biết nhanh
“Trường Y Miền Núi” trở thành chiếc nôi
Địa chỉ đào tạo lớp người
“Lương y- từ mẫu” tình đời thiết tha.
- Vào nghề dạy học cùng ta
Yêu em dẫu phải xa nhà, cách quê
Hôm nay anh với em về
Thăm trường xưa gặp bạn bè mến thương
Ta đi qua những cung đường
Bốn nhăm năm ấy còn vương vấn hồn!
19/5/2013 T Đ D